1 Nội dung (yê cầu), tác dụng của quy luật giá trị trong nền SX hàng hóa giản đơn. Những biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn phát triển của CNTB 13/6/2010, 11:34
Admin
Điều hành viên
1. Quy luật giá trị là quy luật giá trị cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết. Còn trong trao đổi hay lưu thông thì phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Trao đổi mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Giá cả hàng hoá trên thị trường có thể bằng hoặc dao động lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá nhưng xét trên phạm vi toàn XH thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
2. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
Thứ nhất, nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng hoá có giá cả cao hơn giá trị, bán có lãi, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động, đồng thời những người sản xuất các hàng hoá khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu mặt hàng đó có giá cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm... Bởi vì trong sản xuất hàng hoá, để tồn tại và có lãi, mọi người sản xuất đều phải tìm làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết. Cuộc canh tranh càng khiến cho những người sản xuất tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động... mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều làm như vậy sẽ làm cho năng suất lao động của toàn xã hội tăng lên, sản xuất ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản xuất ra thành người giàu và người nghèo. Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên, mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân công. Còn những người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công nhân làm thuê.
Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Chúng ta cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
3. Trong giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh, giá trị hàng hoá trở thành giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, do nắm được vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức có khả năng định ra giá cả độc quuyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở của giá cả độc quyền vẫn là giá trị và tổng giá cả độc quyền vẫn bằng tổng giá trị. Khi đó, quy luật giá trị biểu hiện ra thành quy luật giá cả độc quyền.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết. Còn trong trao đổi hay lưu thông thì phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Trao đổi mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Giá cả hàng hoá trên thị trường có thể bằng hoặc dao động lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá nhưng xét trên phạm vi toàn XH thì tổng giá cả bằng tổng giá trị.
2. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
Thứ nhất, nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng hoá có giá cả cao hơn giá trị, bán có lãi, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động, đồng thời những người sản xuất các hàng hoá khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu mặt hàng đó có giá cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm... Bởi vì trong sản xuất hàng hoá, để tồn tại và có lãi, mọi người sản xuất đều phải tìm làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết. Cuộc canh tranh càng khiến cho những người sản xuất tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động... mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều làm như vậy sẽ làm cho năng suất lao động của toàn xã hội tăng lên, sản xuất ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản xuất ra thành người giàu và người nghèo. Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên, mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân công. Còn những người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công nhân làm thuê.
Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Chúng ta cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
3. Trong giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh, giá trị hàng hoá trở thành giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, do nắm được vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức có khả năng định ra giá cả độc quuyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở của giá cả độc quyền vẫn là giá trị và tổng giá cả độc quyền vẫn bằng tổng giá trị. Khi đó, quy luật giá trị biểu hiện ra thành quy luật giá cả độc quyền.